Tạm nhập tái xuất là gì? Hàng hóa tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? 

Trong Luật Hải quan năm 2014 của Việt Nam có một khái niệm “tạm nhập tái xuất”. Vì vậy đã có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề tạm nhập tái xuất là gì? Và hàng hóa khi tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế

Tạm nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập chỉ việc cho hàng hóa nước ngoài tạm thời nhập cảnh cảnh vào lãnh thổ một quốc gia nào đó (gọi là “quốc gia trung gian”) trong một khoảng thời gian ngắn hạn nhất định (tại Việt Nam hạn là không quá 60 ngày) trước khi xuất sang thị trường tại nước thứ ba (gọi là “quốc gia đích đến”). Tái xuất là việc tiếp sau của tạm nhập. Sau khi thông quan, nhập khẩu vào quốc gia trung gian thì hàng hóa sẽ được xuất khẩu tới quốc gia đích đến. Vì hàng hóa được xuất khẩu hai lần nên gọi là tái xuất. 

Tạm nhập tái xuất là hình thức vận chuyển hàng hoá được đưa từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ (gọi là “quốc gia đầu”) có cơ quan hải quan riêng theo quy định của luật pháp quốc tế qua quốc gia trung gian, có làm thủ tục khai hải quan, nhập khẩu vào quốc gia trung gian sau đó làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi quốc gia trung gian.

Các hình thức tạm nhập tái xuất theo quy định hiện nay

Theo quy định luật Việt Nam nói riêng và luật quốc tế nói chung có 03 hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm:

  • G11/G21: Nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  • G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc và thiết bị phục vụ các dự án có thời hạn.
  • G13/G23: Tạm nhập tái xuất mặt hàng miễn thuế.

Vậy tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế?

Vậy tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Mức đóng như thế nào? Những trường hợp nào doanh nghiệp được miễn và phải nộp thuế là điều mà nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân thắc mắc. Hiện nay nhiều quốc gia vẫn chưa có sự thông quan giữa hàng hóa hai nước cũng như hàng hóa tại nước đầu cần qua nước trung gian để sửa chữa, gia công thêm, gắn mác, tham gia tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm hội thảo, hội nghị…. trước khi xuất khẩu sang nước đến đích nên tạm nhập tái xuất vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa tương đối khá phổ biến hiện nay.

Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất có nộp thuế trước đây được hưởng nhiều ưu đãi về thuế. Điều kiện để hàng hóa đuộc tạm nhập, tái xuất có thời hạn (bao gồm cả thời gian gia hạn) phải được tổ chức tín dụng, ngân hàng được kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam bảo lãnh hoặc phải đặt cọc một khoản tiền tương đương bằng số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa. Cụ thể các doanh nghiệp nộp thuế tạm nhập, tái xuất được hướng dẫn tuân theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/09/2016, trong đó có nêu rõ những trường hợp được miễn thuế tạm nhập tái xuất bao gồm:

  • Hàng hóa tham dự triển lãm, hội chợ, các chương trình hội thảo giới thiệu sản phẩm; giải pháp kỹ thuật máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, thi đấu thể thao, biểu diễn, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi công công trình nước ngoài trong một khoảng thời gian cố định.
  • Hàng hóa là phụ kiện tạm nhập để bảo hành, thay thế, sửa chữa các công trình, tài sản Việt Nam ở nước ngoài như: tàu biển, tàu bay; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để đáp ứng nhu cầu của tàu biển, tàu bay nước ngoài tại lãnh thổ Việt Nam;

Tuy nhiên, thông tư 181/2013/TT-BTC hướng dẫn nội dung Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 đã hết hiệu lực và được thay thế, áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 điểm a khoản 9 Điều 16, nên hiện nay, việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã thay đổi đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định ở Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và các văn bản hướng dẫn khác. Các hàng hóa là phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư và thi công xây dựng, lắp đặt công trình, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phải nộp thuế nhập khẩu và không thuộc các trường hợp hoàn thuế nhập khẩu.

tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế

Việc tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế cũng được hướng dẫn về thuế thông qua công văn số 3005/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan ban hành ngày 8 tháng 5 năm 2020 áp dụng đối với trường hợp gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất lô thiết bị, phụ tùng thuê nước ngoài. Các doanh nghiệp không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) được quy định tại khoản 20, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Nhưng thuế nhập khẩu có 2 trường hợp phải nộp thuế và không phải nộp thuế như sau. Trường hợp không phải nộp thuế được quy định tại điểm a, khoản 15 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13: miễn thuế nhập khẩu theo quy định đối với hàng hóa đã Thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp phải nộp thuế được quy định tại điểm a, khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 Các đối tượng không thuộc đối tượng miễn thuế thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, giá tính thuế nhập khẩu là giá đi thuê theo đúng quy định tại khoản 9 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC đã được sửa đổi và bổ sung theo khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC. Để tránh phát sinh phí lưu hải quan và phí chậm nộp thuế được quy định định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH13 được sửa đổi và bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13, Điều 3 Luật số 106/2016/QH13, các doanh nghiệp nên tuân thủ thời hạn nộp thuế, khai bổ sung được quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 khoản 5 Điều 50, đã được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ khoản 23 Điều 1.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế hay được miễn thuế khi các hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng cũng như công dụng và các đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất, không tạo ra hàng hóa khác đồng thời cung cấp đầy đủ Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa Nhập khẩu (trường hợp tạm nhập, tái nhập hàng hóa) hoặc Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa Xuất khẩu (trường hợp tạm xuất, tái xuất hàng hoá). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể được yêu cầu cung cấp thêm: Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác nhập khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu hàng hóa: bản sao y chứng thực.

tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế

Trên đây là toàn bộ thông tin về tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply